Lệ Thuỷ là vùng đất địa linh nhân kiệt. Người Lệ Thuỷ
sớm có tiếng hiếu học và học giỏi. Mặc dù ở xa các trung tâm chính trị văn hoá
của đất nước, là vùng đất hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng bất
kỳ trong thời đại nào Lệ Thuỷ cũng có nhiều người đi học và đỗ đạt cao, có
người trở thành khai quốc công thần, danh nhân thế giới, nguyên thủ quốc gia…
Sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945, cùng với sự ra đời của chính quyền dân chủ nhân dân,
nền giáo dục cách mạng nước nhà nói chung và Lệ Thuỷ nói riêng hình thành và
phát triển. Trải qua các thời kỳ lịch sử, ngành giáo dục huyện Lệ Thuỷ không
ngừng lớn mạnh về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ tham mưu;
giúp các cấp uỷ, chính quyền huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các
chủ trương, đường lối của Trung ương, địa phương về công tác giáo dục và đào
tạo.
Được
sự đồng ý của Thường vụ Huyện uỷ, lãnh đạo Phòng GD- ĐT huyện Lệ Thuỷ tổ chức
nghiên cứu, biên soạn sách “Giáo dục và Đào tạo Lệ Thuỷ - 75 năm xây dựng và
phát triển (1945-2020)” để ghi lại quá trình 75 năm xây dựng và phát triển
của ngành Giáo dục và đào tạo huyện Lệ Thuỷ.
Nội
dung cuốn sách đã dựng lại một cách khá đầy đủ, khách quan và trung thực quá
trình xây dựng, phát triển của ngành Giáo dục huyện Lệ Thuỷ; ghi nhân công lao
đóng góp của các thế hệ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giáo viên, công chức, viên
chức, học sinh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện từ năm 1945 đến
năm 2020.
Trên
cơ sở đó, cuốn sách góp phần khơi dậy và phát huy niềm tự hào, động viện đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong ngành giáo dục Lệ Thuỷ phát
huy truyền thống “Hai tốt”, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tiếp tục
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành
Trung ương (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Cuốn
sách còn là nguồn tư liệu của ngành cho các trường học sử dụng trong chương
trình giáo dục địa phương.
Nét
đặc trưng của các thế hệ nhà giáo Lệ Thuỷ là thiết tha gắn bó, tâm huyết với
nghề nghiệp. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt hay giai đoạn cơ chế quan
liêu bao cấp khốn khó, đội ngũ nhà giáo Lệ Thuỷ vẫn vững vàng, khắc phục mọi
khó khăn, không chùn bước trước gian nguy thử thách; bám trường, bám lớp, phấn
đấu làm tròn nhiệm vụ. Trong hoàn cảnh nào cũng giữ vững phong trào thi đua
“dạy tốt, học tốt”. Nhiều tấm gương xả thân bảo vệ học sinh, bảo vệ tài sản
công. Nhiều gương sáng trong học tập, tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn để nâng
cao hiệu quả công tác. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo: Chất lượng giáo dục là hàng
đầu, là danh dự uy tín của nhà trường, của thầy cô giáo; là yếu tố tồn tại đồng
thời là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của ngành giáo dục.
Kể từ
thời gian chính thức thành lập (8/1959) đến nay, với chức năng là cơ quan quản
lý nhà nước về giáo dục, Phòng đã nghiên cứu, quán triệt những chủ trường,
đường lối, chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước, những hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học của Bộ và Sở GD-ĐT để tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND,UBND
huyện có những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của địa phương để giáo
dục phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị của huyện qua từng thời kỳ.
Nhìn
lại 75 năm xây dựng và phát triển là một quá trình phấn đấu không mệt mỏi, đầy
gian nam thử thách nhưng cũng hết sức vinh quang của các thế hệ thầy cô giáo
trong thiên chức cao quý: giáo dục thế
hệ trẻ, nâng cao dân trí.
Những
thành quả đạt được là đáng phấn khởi tự hào; những bài học quý báu được rút ra
từ thực tiễn quá trình xây dựng và trưởng thành là di sản có giá trị để các thế
hệ sau tiếp nhận, giữ gìn và phát huy lên tầm cao mới; đưa sự nghiệp giáo dục
Lệ Thuỷ phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH
quê hương, đất nước.
Kính mời quý
thầy cô giáo và các em học sinh tìm đọc cuốn sách quý này tại thư viện trường
THCS Hoa Thuỷ.
Xin trân trọng
cảm ơn!
Cán bộ thư viện
Nguyễn Thị Tâm